Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Thiết bị giám sát hành trình xe buýt

Là đơn vị có tới 900 xe hoạt động trên 50 tuyến buýt, mỗi ngày vận chuyển hơn 1 triệu khách, Tổng Cty Vận tải Hà Nội (Transerco) đang triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT). PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Viết Triều – Phó Tổng GĐ Transerco. Ông Triều cho biết:
- Từ năm 2003 (trước khi Chính phủ ban hành Nghị định 91), TCty đã chủ động nghiên cứu và thí điểm triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình - thiet bi dinh vi oto trên xe buýt. Đến nay, toàn bộ xe buýt của TCty đã được lắp đặt đầy đủ thiết bị GSHT đạt tiêu chuẩn.
Giai đoạn 2003 – 2006, TCty đã triển khai ứng dụng công nghệ Tacho – System (Hàn Quốc) trên 12 tuyến buýt trong tổng số toàn mạng 50 tuyến buýt. Tại thời điểm đó, kết quả hoạt động của 1 chuyến xe mà thiết bị định vị ghi lại chỉ biết được sau khi kết thúc mỗi chuyến xe do cơ chế hoạt động của thiết bị truyền dữ liệu qua sóng Radio (thiết bị trên xe chỉ truyền được dữ liệu tới các thiết bị đầu cuối lắp đặt tại mỗi bến xe).

Giai đoạn 2007 – 2009, TCty tiếp tục nghiên cứu nâng cấp thiết bị Tacho – System, tích hợp thêm modul GPS để xác định tọa độ của phương tiện và ăngten GSM để thay đổi cơ chế truyền dữ liệu sang dạng ứng dụng công nghệ viễn thông. Hệ thống cho phép xác định được vị trí và trạng thái của xe hoạt động trên tuyến với thời gian cập nhật liên tục từ 2 – 5 phút/lần.

Từ năm 2009 đến nay, TCty đã triển khai lắp đặt thiết bị GSHT cho toàn mạng buýt của TCty. Hệ thống quản lý điều hành xe buýt của TCty đã được chuyển sang dạng Web server, cho phép khai thác thông tin trực tuyến qua kết nối Internet dưới dạng các tài khoản truy cập, được phân quyền theo chức năng nhiệm vụ. Tần suất cập nhật thông tin hiện nay là 10 giây/lần. Hệ thống cho phép theo dõi trực tuyến trên Website về trạng thái vận hành của xe buýt và tình trạng giao thông trên bản đồ kỹ thuật số. Đưa ra các cảnh báo trực tuyến (online) về ùn tắc giao thông, xe không dừng đỗ đúng điểm, xe chạy sai lộ trình, xe chạy quá tốc độ...

Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ hành khách, TCty còn có ứng dụng công nghệ nào cho xe buýt, thưa ông?
- Hiện TCty kết hợp ứng dụng của hệ thống thiết bị GPS với hệ thống loa trên xe thông báo tên điểm dừng tiếp theo trước khi xe đến điểm dừng để hỗ trợ hành khách đi xe chủ động trong việc xác định điểm cần xuống và thông báo số điện thoại đường dây nóng để hành khách có thể phản ánh, góp ý; ứng dụng bảng điện tử LED để hiện thị thông tin tuyến xe buýt phía trước đầu xe thay thế cho việc dán chữ góp phần mang lại diện mạo mới cho xe buýt Hà Nội, giúp hành khách có thể nhận biết được tuyến xe buýt từ xa. Hiện đã triển khai trên 258 xe buýt/12 tuyến buýt của TCty gồm tuyến 1, 2, 3, 3B, 6, 10B, 22, 23, 28, 32, 34, 39).

Tiếp đến lắp đặt bảng điện tử LED trong xe buýt sẽ giúp tích hợp với hệ thống thiết bị GPS, bảng điện tử trong xe buýt, thông tin cho hành khách trên xe tên điểm dừng tiếp theo xe sắp đến để hành khách chủ động trong việc xuống xe. Bảng điện tử tại đầu bến xe và các nhà chờ, tích hợp với hệ thống thiết bị giám sát hành trình (GPS) để hiển thị thông tin khoảng cách các xe sắp đến bến xe, điểm dừng nhằm cung cấp thông tin cho hành khách đứng chờ xe buýt có thể chủ động thời gian trong việc chờ và lựa chọn tuyến xe cần đi.

Hiện tại đã triển khai lắp đặt 4 bảng điện tử các bến xe: BX Giáp Bát; BX Gia Lâm; BX Yên Nghĩa, BX Trần Khánh Dư và 28 bảng điện tử tại 28 nhà chờ mới đầu tư năm 2012, 2013 của TCty. Ngoài ra, từ cuối năm 2011, TCty đã cho nghiên cứu ứng dụng camera gắn trên xe buýt nhằm kiểm soát chất lượng phục vụ và tích hợp với hệ thống GPS, bộ đàm để tạo hệ thống kiểm soát, điều hành hiện đại.

Đến nay (giai đoạn thử nghiệm) về cơ bản các tính năng kiểm soát bước đầu đạt kết quả (chất lượng hình ảnh và tích hợp được với hệ thống GPS). Hiện tại đang tiến hành triển khai cho tuyến buýt số 32: BX Giáp Bát – Nhổn. Khi triển khai đồng bộ và nhân rộng hệ thống này sẽ phát huy tác dụng là công cụ hỗ trợ tích cực công tác kiểm soát chất lượng phục vụ trên xe buýt, đảm bảo an ninh và thông tin hình ảnh nhanh nhất đến người quản lý.

Thưa ông, trong khi một số doanh nghiệp vận tải lắp thiết bị GSHT không đạt chuẩn gây khó khăn cho công tác quản lý, là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm sử dụng thiết bị này, ông có thể chia sẻ những thiệt hại, bất cập xảy ra nếu lắp thiết bị không đạt chuẩn?
- Việc lắp thiết bị GSHT đạt chuẩn là quy định bắt buộc với các đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải. Khi lắp đặt thiết bị GSHT đạt chuẩn thì cho phép doanh nghiệp khai thác được tối thiểu một số tính năng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thông tin về xe và lái xe; hành trình của xe; tốc độ vận hành của xe; số lần và thời gian không dừng, đỗ xe; số lần và thời gian mở cửa xe khi đang di chuyển; thời gian làm việc của lái xe (bao gồm thời gian lái xe liên tục của người lái xe và tổng thời gian làm việc trong một ngày của người lái xe). Nếu lắp thiết bị không đạt chuẩn thì không đảm bảo khai thác đủ các tính năng trên. Ngoài ra, với thiết bị không đạt chuẩn, độ chính xác của các dữ liệu ghi nhận được không được đảm bảo.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét